Đạt được thành tích đó, có đóng góp không nhỏ của Bí thư chi bộ Nguyễn Trung Cuông đã nhiều năm tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục cán bộ, đảng viên, nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các chủ trương, chính sách của thành phố, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng văn hóa.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, khu tập thể này có 676 hộ, với 2.500 người. Ở đây, người nào cũng vậy, cứ sáng đi làm, tối về, cho nên họ ít có thời giờ gặp gỡ, hỏi han, trao đổi với nhau. "Gần nhà, xa ngõ" dẫn đến "đèn nhà ai nhà nấy rạng". Nhiều người tâm sự, có lúc ốm đau, bệnh tật, phải nằm viện, có khi về quê hay đi công tác xa... mới bâng khuâng, khó cất lời nhờ cậy. Thực trạng này khiến việc triển khai phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên địa bàn trước đây gặp không ít khó khăn. Đồng chí Nguyễn Trung Cuông, Bí thư chi bộ đã chủ động bàn bạc với các đồng chí trong chi ủy chi bộ và cán bộ các đoàn thể đưa ra sáng kiến và giải pháp để củng cố tình làng nghĩa xóm; giữ gìn trật tự an toàn xã hội, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc gia đình chính sách ở khu dân cư. Ý kiến tâm huyết của đồng chí Cuông được chi bộ đồng tình, thống nhất xây dựng thành nghị quyết chuyên đề, thành nhiệm vụ trọng tâm của chi bộ.
Đồng chí Bí thư chi bộ Cuông và chi ủy phối hợp Ban công tác Mặt trận tổ chức họp dân, tạo không khí dân chủ, thoải mái, tin tưởng, khích lệ mọi người cùng bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ về các vấn đề liên quan đời sống khu dân cư và địa phương. Qua đó, làm cho mọi người thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ bản thân và gia đình đối với cộng đồng, nhất là ý thức trong việc vun đắp tình làng nghĩa xóm. Không quản khó khăn, vất vả, hằng ngày đồng chí Cuông cùng cán bộ cấp ủy, các đoàn thể đến từng nhà động viên, thăm hỏi, nhắc nhở mọi người giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị; bàn cách giúp người nghèo, gia đình chính sách, tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Nhờ đó, các phong trào thi đua do các chi hội, đoàn thể phát động đều có sự tham gia ý kiến của mọi người và được các hội viên, gia đình trong khu dân cư đồng tình hưởng ứng. Từ việc cử đại diện gia đình tham gia dọn dẹp vệ sinh đường, ngõ trong khu dân cư vào ngày thứ bảy, chủ nhật, thăm hỏi nhau lúc ốm đau, tuần tra bảo vệ an ninh trật tự, đến các hoạt động giúp nhau tháo gỡ khó khăn, lúc gia đình có công to việc lớn, chăm lo gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn... dần đã trở thành truyền thống của người dân trong khu dân cư ngõ 105, xã Xuân Đỉnh.
Đồng chí Cuông tâm sự: Việc gì cũng vậy, thấy có lợi cho mọi người thì mình phải gương mẫu làm trước, làm đến nơi đến chốn, có thế mới được mọi người ủng hộ và làm theo; còn sức khỏe, thì còn tiếp tục cùng cộng đồng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Chính từ những suy nghĩ và việc làm ấy đã thôi thúc đồng chí Nguyễn Trung Cuông, Bí thư chi bộ khu dân cư ngõ 105, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (Hà Nội) nêu cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, góp phần cùng nhân dân giữ vững danh hiệu khu dân cư văn hóa nhiều năm liền.
TÂN XUÂN (Hà Nội)
Hết lòng lo cho dân
Nhiệm kỳ 2011-2015, đồng chí Lê Công Cảnh được tập thể Đảng ủy và nhân dân xã Cẩm Phú (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) tín nhiệm bầu làm Chủ tịch UBND xã. Với cương vị mới, đồng chí Lê Công Cảnh cùng tập thể Ban Chấp hành Đảng ủy xã trăn trở: Làm sao ở một xã thuần nông, đưa được đời sống kinh tế, văn hóa của người dân lên bước mới, khi mà xã có tới 85% là đồng bào dân tộc Mường? Nhận thấy cây mía là cây có thể phát triển bền vững trên vùng đất này, cho nên đồng chí Lê Công Cảnh mạnh dạn chỉ đạo các thôn, bản chuyển đổi 11,5 ha đất cằn cỗi, bạc màu sang trồng mía. Quả thật, cây mía phát triển tốt, đem lại lợi nhuận thiết thực cho đồng bào nơi đây. Sau vài ba vụ làm thử, bà con thu nhập ổn định từ trồng mía, với số tiền hơn một triệu đồng/ha/vụ. Việc mở rộng diện tích trồng mía còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động khi mía vào mùa thu hoạch, với mức từ 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng/ngày công lao động. Ngoài cây mía, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Cẩm Phú cũng phát triển vượt bậc. Nghề mộc, nghề nấu đường mật ở Phúc Thịnh đem lại thu nhập cho các gia đình từ 1,7 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, ở 12 thôn, bản của xã, bình quân mỗi thôn có từ một đến ba xe ô-tô chở hàng hóa, chở khách tham quan, du lịch.
Cẩm Phú là một xã ít tệ nạn xã hội. Những vụ việc nhỏ, như thanh niên say rượu, đánh nhau nhanh chóng được công an xã xử lý và đưa thông tin rộng rãi lên hệ thống loa truyền thanh, nhằm răn đe, giáo dục. Hủ tục làm đám cưới, đám tang rườm rà, tốn kém đã giảm hơn trước nhiều. Các gia đình có việc vui, buồn chỉ tổ chức gói gọn trong một, hai ngày, bà con đến chia sẻ, không cỗ bàn linh đình.
Mới nhận nhiệm vụ chưa lâu, nhưng Chủ tịch UBND xã Cẩm Phú Lê Công Cảnh đã có những quyết sách thiết thực, được bà con tin tưởng, hưởng ứng, làm theo. Nhờ đó, đời sống đồng bào ở xã Cẩm Phú ngày càng sung túc, ấm no, yên bình.
my pham han quoc shoptainha
my pham the face shop shoptainha
My pham the face shop
Sữa rửa mặt White tree snow the face shop
Sữa rửa mặt bạch trà The face shop
My pham the face shop
Mỹ phẩm the face shop
Nguồn: www.nhandan.org.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét