Nhà văn sinh ra từ bản
Tôi gặp Mã A Lềnh trong một buổi chiều đầu mùa đông ở Trường viết văn Nguyễn Du, dạo đó trường có hội. Vốn là học sinh khóa đầu của trường nên thầy tôi Văn Giá có mời Mã A Lềnh về nói chuyện với học trò các thế hệ sau.
Mã A Lềnh dáng người xù xì, khi đó đã ngấm men nhưng đôi mắt ông vẫn tỉnh. Ông say sưa kể cho những người viết trẻ về mảnh đất Sapa nơi mình sinh ra và không quên rủ rê mọi người một lần đến thăm xứ xở của những huyền tích ấy.
Nói kể cũng hơi kì, nhưng tôi ấn tượng với hình ảnh của Mã A Lềnh trong bộ phim tài liệu Huyền tích H’mông trước khi say văn ông. Trong bộ phim ấy, Mã A Lềnh vừa là người viết kịch bản, vừa là người dẫn chuyện.
Ông kể cho người xem hết những huyền tích này, đến những thần thoại khác ở vùng đất thiêng nằm bên dãy Hoàng Liên Sơn. Qua lời dẫn của Mã A Lềnh, người ta như say như mê với vẻ đẹp của núi non vùng cực bắc, với những phiên chợ tình ngất ngây, với rượu ngô nồng nàn và hoa ban trắng muốt.
Một núi rừng hùng tráng và huyền bí hiện ra dưới giọng kể của ông: “Những cuộc vận động tạo sơn dữ dội hàng trăm triệu năm trước đã dựng nên hình thế địa mạo kỳ vĩ phía Bắc Việt Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a.
Chân dung nhà văn Mã A Lềnh |
Không biết thuở ấy con người đã có mặt trên trái đất chưa, nhưng huyền tích kể rằng, có đôi vợ chồng rồng trẻ trên đường kinh lý thường dừng nghỉ giữa một vùng đất phẳng mát lành, vùng đất phẳng ấy do đôi vợ chồng người khổng lồ khai phá, chỉ lùa một bước chân là thành bãi bằng Tả Phìn, lùa thêm bước nữa thành cánh đồng Thanh Phú, một bước chân trượt hóa nên thung lũng Mường Hoa…”
Mã A Lềnh là người dân tộc Mông. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Trung Chải, huyện Sa Pa. Những bạn văn thân tình thường gọi ông là Lão Mã, Mã Tiên Sinh, hay Mã Vương… Có người gọi trân trọng gọi “thầy Lềnh”, không chỉ bởi ông có vóc dáng của người thầy mà còn bởi ông đã từng làm thầy giáo từ hồi mới đôi mươi.
Qua một học kỳ dạy học, Mã A Lềnh được điều động về công tác tại Phòng Giáo dục huyện Sa Pa, rồi Ty Giáo dục tỉnh Lao Cai chuyên trách về vùng cao. Còn những người trẻ thuộc thế hệ đi sau như chúng tôi thường thích gọi ông là “bố” - một cách thân mật như trong gia đình vậy.
Là người con của đất Sapa, Mã A Lềnh hội đủ những đặc điểm của núi rừng. Chữ kí ký của ông giăng giăng và phóng khoáng như đồi núi nhấp nhô. Văn chương của ông lại thấy điệp trùng, gồ ghề, gai góc nhưng chân thành như tính cách của người sơn cước.
Gia tài của Mã A Lềnh là hơn 30 cuốn sách đủ các thể loại, từ truyện, kí, thơ đến sách nghiên cứu, sách cho thiếu nhi. Ông viết song ngữ cả tiếng Mông lẫn tiếng Việt, với mục đích vừa để cho người dân tộc mình đọc, góp phần hội nhập và cũng vừa để quảng bá cho dân tộc mình với các dân tộc anh em.
Ông trăn trở: “Chữ này sắp mất rồi. Chỉ còn vài người lưu giữ. Thôi, cứ viết, để kỷ niệm một thời…” Chỉ có một người yêu dân tộc mình, thương dân tộc mình, hiểu đến tận gốc rễ ngọn nguồn dân tộc mình, mới làm được như thế.
Văn chương của ông hồn nhiên như kể chuyện nhưng lại pha màu sương khói mà không hề tự nhiên chủ nghĩa. Câu chữ của ông chắt lọc, đậm nghĩa nhưng lãng mạn, phóng khoáng, đưa người đọc bước vào thế giới mộc mạc, chân chất và cũng đầy huyền hoang, lung linh của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Cần mẫn giữ hồn dân tộc qua từng trang viết
Với Mã A Lềnh, văn chương là “cõi lòng”, là “cốt” của tâm hồn. Theo ông, “Để viết về núi phải sống thật với núi, đắm mình với rừng...”. Sau khi kết thúc khóa học đầu tiên ở Trường viết văn Nguyễn Du, Mã A Lềnh đã tiếp tục theo học văn chương ở nước ngoài.
Từ sườn núi chênh vênh, ông đã leo qua đỉnh núi, xuống đồng bằng, ra biển, đến Liên Xô, một số nước Đông Nam Á và tháng 3/2011 thì đến nước Lào láng giềng thân thiết, rồi nhìn lại dãy núi Hoàng Liên có đỉnh Phan- xi- păng của mình, tiếp tục chiêm nghiệm để viết.
Ông luôn mang theo “mảnh hồn rừng”, đau đáu trong trí nhớ. Đi nhiều nơi, ông mới biết không xứ nào đẹp bằng mảnh đất Sapa huyền thoại, không điệu nhạc này sau mê bằng điệu khèn gọi bạn tình đêm xuân, không thứ thức uống nào ngọt ngào bằng thứ rượu ngô chắt ra từ hạt bắp trồng trên núi đá quê mình.
Viết nhiều về đất, về núi, văn và bút lực của Mã A Lềnh ngày một tưng bừng hơn, sâu đậm hơn. Trong đó, có cái hoang sơ, huyền diệu kiểu bộ tộc, lại có cái khoáng đạt tươi mới của thế giới hiện đại.
Trong khi nhiều nhà văn dân tộc không còn giữ được bản sắc, thần thái của dân tộc mình, bị “Kinh hóa” thì Mã A Lềnh vẫn không hề suy chuyển. Văn ông chạy trên lằn ranh giữa giọng điệu mộc mạc của người dân tộc thiểu số và sự điêu luyện của ngôn ngữ Kinh.
Cái lằn ranh ấy thật mong manh mà chỉ mình ông mới có, không thô thiển, cục mịch, mà vẫn giữ được cái hồn cốt, cái tâm thế của người vùng cao, khiến ta nhận ra sự tuệ minh, biết làm chủ những con chữ, trang văn của mình. “
Văn chương không tự nhiên chảy ra từ ngòi bút như mỏ nước, văn chương là nỗi trăn trở không ngừng, từng chữ, từng trang, từng quyển đều thấm đẫm mồ hội của người cầm bút. Là nhà văn, lúc nào Mã A Lềnh cũng đau đáu hướng về dân tộc mình và cần mẫn, hết lòng hết sức đem nó đi xa. Đó là phận sự, là sứ mệnh của người con xứ sở mà Mã A Lềnh ý thức rõ ràng.
Ông hiểu rằng, nhà văn chính là một nhà văn hóa, nên phải có nên phải tự trau dồi vốn hiểu biết về văn hóa vùng miền mình, đất nước mình, để không những tránh nguy cơ lạc hậu, mà còn phải nhanh chóng hòa nhập với xã hội tiên tiến.
Trong tác phẩm của mình, Mã A Lềnh đi sâu mô tả thế giới nội tâm của người miền núi, trong bối cảnh đổi thay của thời cuộc và trong quá trình tiếp cận với thế giới văn minh. Qua đó, người đọc không khó để hình dung ra không gian, tập tục miền núi rất lạ, độc đáo, đọc mà cảm thấy như vết dao khắc vào đá núi.
Ông miêu tả một cô cô gái bản đang tuổi đôi mươi “có cái sống mũi cao như cuống lá”, cảnh sống vẫn còn khốn khó “kéo trâu lùi dốc”… Đọc văn ông, ta mới biết tục “kéo vợ” chủ yếu là động tác kéo tay lấy lệ để nâng phẩm giá cho cô dâu, mà lâu nay nhiều người khác vẫn lầm tưởng là “cướp vợ”.
Văn chương của Mã A Lềnh lúc nào cũng như có bùa mê, đã đọc là phải đọc cho đến dấu chấm cuối cùng. Đọc xong dấu chấm cuối cùng rồi thì phải ngẫm nghĩ, vì câu chuyện cứ cựa quậy trong lòng.
Từ những tập truyện nhỏ xinh, giản dị như “Thiếu nhi làng mình”, thể hiện sự khát khao được học chữ của thiếu niên miền núi, gắn với tình yêu làng bản, núi rừng, nương rẫy... đến những truyện có sức nặng hơn như “Con suối Mường Tiên”, tái hiện cả niềm đau đáu về sự “bị thương” của rừng, sự “bị thương” của văn hóa truyền thống, những tập truyện, ký như “Có một con đường”, “Rong ruổi vùng cao” gợi lại những vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng mà thiên nhiên ban tặng, Mã A Lềnh cho thấy một sức viết hơn người.
Ông tâm niệm: Muốn viết được thì phải khám phá, phải hiểu được nền văn hóa của dân tộc mình. Cốt lõi của nền văn hóa đó là triết học, đó là tâm linh. Mà triết học, tâm linh nằm ở ngay những bài dân ca, những câu chuyện cổ, những câu tục ngữ, thành ngữ.
Mấy chục năm sống với núi, đam mê viết về núi, bằng cả tình yêu không bao giờ phai cạn của mình, Mã A Lềnh như một con cá bống từ trong khe núi ở suối Mường Hoa đã theo sông ra biển lớn nhưng đôi mắt trong suốt của nó thì vẫn dõi về xứ sở Mường Tiên mây mù, sớm chiều âm vang huyền thoại.
Nhìn đáng vẻ lù khù, lặng lẽ của ông như ngọn núi xứ Mường Tiên in bóng xuống dòng suối Hoa, ngày đêm rì rào, mãi hát ru những lời huyền thoại bằng những trang văn say đắm
tai game dien thoaiconggameviet
my pham the face shopshoptainha
Phim 49 ngay
La la i do
Xem phim La la i do
Nguồn: phunutoday.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét