Cái ấm áp của tâm hồn anh trước cuộc đời mà người ta thường gọi là “tâm hồn nhân văn”. Nếu một người làm thơ mà thiếu đi cái “tâm hồn nhân văn” ấy thì không thể có những bài thơ chia sẻ được với người đọc. Điều đó ở anh lại rất mạnh, mạnh từ nội tâm, dù có khi nó kín đáo như than ủ trong bếp, như lửa ủ trong lòng.
Tôi cũng đã đọc kỹ những bài thơ được giải thưởng của Đặng Cương Lăng (giải Nhất cuộc thi thơ Lục Bát), có bài đoạt giải nhất trong một cuộc thi thơ mà cả nghìn người dự, rồi đem so với những bài hay khác của anh, thì thấy thơ anh còn trội hơn cả giải thưởng mà anh đã được nhận. Nhưng tôi nghĩ, những bài thơ anh được giải đều xứng đáng trong cuộc thi, dù giải thưởng không phải lúc nào cũng chính xác. Cái giải thưởng lớn nhất của anh là tâm hồn mộc mạc, chân thành nhưng cũng rất giàu chất lãng mạn của người thi sĩ. Nhờ cái chất lãng mạn của tâm hồn mà anh nắm bắt được những vấn đề ngóc ngách, tốt đẹp của cuộc đời để mà “nối lời” như “nối dây cho diều” bay lên cùng tiếng sáo đồng quê vi vu giữa thị thành. Đó chính là cách nhìn khái quát luôn quán xuyến trong mỗi bài thơ anh viết, tức là nhìn thấy biển cả qua giọt nước nhỏ nhoi. Khi nhiều nhà thơ thiếu tính khái quát, tính xã hội, thì thơ anh, dù chỉ nói về tình yêu nam nữ nhưng vẫn gợi mở những vấn đề xa rộng hơn nhiều. Và đôi lúc, anh khiến người đọc cùng “Bồng bềnh” với thi sĩ:
... Ở đâu hiu hắt núi đồi/ Tình người lan tỏa khoảng trời trong xanh/ Ở đâu hạnh phúc mong manh/ Trăng vàng nghiêng bóng bức tranh hữu tình/ Ở đâu cuộc sống lặng thinh/ Gió lay đỏ nắng lung linh đất trời/ Ở đâu bèo dạt mây trôi/ Hồn thơ gieo nắng hết rồi lênh đênh/ Nghiêng tình một chút chông chênh/ Thả hồn mắt biếc bồng bềnh trao nhau.
Những câu hỏi tu từ trong thơ Đặng Cương Lăng mở rộng biên độ cảm xúc thơ, và ta đọc được ở đó một tâm hồn thi sĩ tinh tế trong cuộc sống, trong tình yêu…
Gần đây, có hai phái khen chê thơ rất khác nhau. Phái truyền thống và phái cách tân. Gọi đùa theo Nguyễn Duy là “phái vui tươi và phái hằm hằm”. Thực ra truyền thống và cách tân không có gì là xấu cả. Nó chỉ không hay khi cái tình, cái tâm và cái nghệ thuật của người viết chưa tới mà thôi. Nhưng hiện thời theo tôi thì phái truyền thống có vẻ như bảo thủ quá, chuyên ăn sẵn thức ăn của người xưa mà không tiêu hóa được, còn phái cách tân thì lại quá khích, chọn bừa những món ăn ngoại cho có vẻ sang nhưng ăn vào lại nôn mửa đầy lên các trang giấy trắng vô tội. Điều đó khiến cho chúng ta phải lùi lại một chút để ngẫm ngợi về thơ của mình và thơ của cả một thời đại.
Đặng Cương Lăng hình như không quan tâm đến những điều ấy. Anh làm thơ như một bản năng, và chính cái con người tẩm ngẩm tầm ngầm của anh lại mang tới cho thơ anh những nét đáng yêu, đáng quý. Đọc bài thơ “Bớt đi” của anh mà tôi thấy như đang thêm vào cho cuộc sống biết bao điều long lanh, tốt đẹp:
Ngại chi sóng gió nổi nênh/ Bớt đi giận dỗi thác ghềnh phải lui/ Bớt buồn để cộng thêm vui/ Dao cau mắt ướt giếng trời long lanh.
Ừ, thì cứ “thác ghềnh” thế, cứ “dao cau” thế, cứ “long lanh” thế… có sao đâu? Những từ ngữ quen thuộc trong dân gian đã được Đặng Cương Lăng thổi vào những cảm xúc mới, những ý nghĩa mới. Đó mới là điều quan trọng. Nó làm cho thơ anh có duyên có phấn, giăng mắc lòng người, nó làm cho người ta nhớ “Bớt buồn để cộng thêm vui” là thật đáng yêu.
Vì vội quá, không nói hết được những ý nghĩ của tôi về thơ anh, nhưng mấy lời ngắn ngủi cũng là cảm xúc của tôi khi đọc thơ Đặng Cương Lăng.
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
Ban de Laptop
tui dung laptop shoptainha
Tui dung laptop
http://netphim.org/gai-song-bai/
Nguồn: nongnghiep.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét