- Bà con nông dân một nắng hai sương, thấy cái gì lợi thì theo nhau cùng làm.
- Đấy là tính cộng đồng! Và nếu thấy việc gì ích lợi hơn mà quay lưng thì hóa có mà là…
- “Nó” đánh vào tâm lý ấy nên ở Tiền Giang có thương lái tìm đến chỉ mua ngọn và lá sắn. Bà con thấy bán ngọn và lá sắn có nhiều tiền hơn là trồng sắn lấy củ nên thi nhau mở rộng diện tích…
- Để rồi chờ thương lái đến nhưng nó không đến nữa, thế là sắn thành củi đun và bà con đói dài chứ gì?
- Quả là chuyện lạ có thật!
- Đúng là chuyện lạ vì trái tự nhiên nhưng những chuyện lạ này thấy rất quen vì đã xảy ra như thương lái mua lá điều, mua râu ngô non, mua móng trâu, thậm chí chuyển đổi cả đất trồng lúa thành đất trồng khoai. Tất nhiên giá cả lúc đầu cao ngất ngưởng nên bà con ham...
- Bọn này đúng là lũ phá hoại kinh tế. Đất trồng lúa cải tạo để trồng khoai lang thì khi muốn trồng lại lúa cũng khó. Đất khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà trồng sắn quá mức sẽ gây xói mòn, rửa trôi đất nên các nhà khoa học không đưa vào quy hoạch nên “chúng nó” lấy tiền ra nhử.
- “Chúng nó” là ai ?
- Thì bọn thương lái nước ngoài đến rồi đi làm sao biết được chúng nó là ai?
- Dân có thể không cần biết “chúng nó” là ai, miễn là mua giá cao để lái bà con mình làm chuyện lạ. Thế nhưng chính quyền sở tại quản lý địa bàn phải biết những ai hay ra vào khu vực mình quản lý chứ? Rồi phong trào trồng sắn bán ngọn và lá chả nhẽ cơ quan chức năng địa phương không biết?
- Người lạ làm chuyện lạ để phá hoại nước ta còn có thể hiểu được nhưng cơ quan chức năng địa phương thấy chuyện lạ mà không tìm hiểu và ngăn chặn mới là chuyện lạ không thể hiểu được.
- Thì bây giờ ông nào cũng một giọng rằng “Do đây là phong trào tự phát, người dân thấy bán có lợi nhuận nên đổ xô trồng làm cho địa phương rất khó quản lý”.
- Chà chà, cái giọng phủi trách nhiệm này nghe thấy quen quá!
Cả Nghĩ
tui dung laptop shoptainha
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét