Ông là Hoa Xuân Tứ, SN 1950, ở xóm 4, xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, nhân vật chính trong truyện ký cùng tên “Hoa Xuân Tứ” của Nhà văn Quang Huy. Tác phẩm đạt giải thưởng cao nhất trong cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi do Trung ương Đoàn phối hợp với Hội Nhà văn tổ chức năm 1968.
Vợ chồng ông Hoa Xuân Tứ và cháu nội. Ảnh: Lê Quyết
Kí ức buồn
Năm lên 4 tuổi, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi đôi tay của cậu bé Hoa Xuân Tứ. Thế nhưng bằng nghị lực, cậu đã vươn lên để biết sống có ích cho đời. Chuyện về cậu bé Tứ bị cụt tay vẫn học giỏi và đặc biệt là viết chữ đẹp bằng vai và má đã được nhiều người biết đến từ những năm 60. Nhà văn Quang Huy đã cảm động trước tinh thần giàu nghị lực của cậu bé và viết nên truyện ngắn cùng tên “Hoa Xuân Tứ”.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng kí ức về tai nạn khủng khiếp vẫn còn in mãi trong trí óc của ông. Làng Hưng Nhân nằm bên dòng sông Lam, những bãi bồi bên sông my pham the face shop được người ta trồng mía, mía bát ngát xanh rợp hai bên bờ. Năm đó, gia đình ông ép mía lấy mật. Không hiện đại như bây giờ, vào thời điểm đó để lấy được mật mía, người ta phải làm thủ công để ép lấy mật và chủ yếu là dùng sức kéo của trâu bò để ép. Cậu bé Tứ vừa lên 5 tuổi cũng nghịch ngợm cho mía vào che. Khi nghe một cái “rốp”, cả đôi cánh tay của cậu bị vòng quay của che ép mía cuốn vào. Tiếng khóc thét kinh hoàng vì đau đớn của cậu bé đã khiến mọi người chạy đến. Khi mọi người kịp ngừng kéo che thì đôi tay của Tứ không còn, đôi bàn tay đã bị che giập nát lên tận hai vai, mặt mũi đều bị trầy xước hết. Đưa Tứ lên BV, bác sĩ kết luận “không thể sống được”. “Còn nước còn tát”, các bác sĩ cố gắng cắt đôi tay và chữa trị nhiều tháng mới cứu được mạng Tứ. Không có đôi bàn tay như bao bè bạn cùng trang lứa, Tứ đã khóc cạn nước mắt bởi niềm khát khao được đến trường. Nhưng bằng nghị lực, lòng kiên trì khổ luyện đã giúp Tứ vượt qua tất cả.
Vượt qua số phận
Lớp học vỡ lòng đầu xóm cũng bắt đầu mở cửa. Ước mơ được đến trường, được đi học chữ cứ lớn dần trong cậu bé không có tay này. Gia đình cậu đã xin cho Tứ vào lớp nhưng các thầy cô giáo đã không đồng ý. Tuy nhiên, sau nhiều lần thuyết phục cậu cũng được ngồi trên chiếc chiếu ở cuối lớp. Tứ được gia đình động viên và thường xuyên nhắc đến về một gương nghị lực Nguyễn Ngọc Ký my pham han quoc kiên cường…
Thế rồi, cậu bé Tứ cũng đến lớp thường xuyên, nghe thầy giáo giảng bài, rồi cũng lấy chân cặp bút vẽ vời, nắn nót những con chữ đầu tiên. Tứ bắt đầu tập viết, cặp phấn vào kẽ chân vào theo những nét chữ trong quyển sách vần vỡ lòng lên một tấm ván gỗ. Những nét chữ ban đầu cứ xiêu xiêu, vẹo vẹo, viết được vài nét nó lại dệu đi. Tứ phải lên gân, cặp thật chặt hai ngón chân lại. Viết xong được mấy chữ, thả viên phấn ra, hai ngón chân cứng quèo như bị chuột rút. Những lần bị chuột rút đơ cứng chân không làm Tứ chùn bước, nản chí. Tứ nghĩ rằng, dùng chân viết như thế là “mất lịch sự” nên cậu bắt đầu tập viết chữ bằng vai và cằm phải. Sau những năm khổ luyện Tứ trở thành tấm gương sáng về nghị lực vượt lên chính mình để học tốt, học giỏi. Cậu là điển hình cho bạn bè, thầy cô giáo, gia đình tự hào.
Năm 1967, Hoa Xuân Tứ vinh dự được ông Chu Mạnh (Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An năm đó) đưa ra Hà Nội dự Đại hội chiến sĩ anh hùng thi đua toàn miền Bắc.
“Cũng trong lần Đại hội đó, tôi được gặp Bác Hồ. Bác ân cần thăm hỏi hoàn cảnh gia đình của từng bạn rồi thưởng kẹo. Bác còn đặt tay lên vai tôi rồi nói: “Cho Bác gửi lời hỏi thăm bạn bè, bố mẹ, thầy cô của các cháu. Chúc mọi người sức khỏe và công tác tốt. Các cháu là những mầm non của đất nước, các cháu phải cố gắng nhiều hơn nữa, phải cố gắng học giỏi để sau này trở thành người tui dung laptop có ích cho đất nước, có ích cho xã hội”. Biết hoàn cảnh của tôi, Bác đã chỉ thị cho bác sỹ Tôn Thất Tùng làm cho tôi cánh tay giả. Chiếc tay giả này có khớp, giúp tôi ăn cơm hay làm các việc nhẹ nhàng nhưng đã bị cuốn mất trong cơn lũ năm 1978”, ông Tứ kể lại.
Ông Hoa Xuân Tứ viết chữ bằng vai và cằm. Ảnh: Lê Quyết
Trăn trở cuối đời
Đã gần 50 năm trôi qua, Hoa Xuân Tứ - từ một đứa trẻ tật nguyền đã trở thành tấm gương nghị lực vượt lên số phận.
Khó có thể tin được, với một người không có tay, các hoạt động sinh hoạt hằng ngày đều dựa vào hai chân. Mặc dù tuổi đã cao, ông vẫn còn nhớ như in khi nhẩm cho chúng tôi nghe những lời ca giai điệu của bài hát “Hoa Xuân Tứ”: “Cuối dòng sông Lam, trên quê hương Bác Hồ, có người bạn nhỏ, mất cả hai tay nhưng vẫn hăng say học hành/ Con chim không cánh mà vẫn biết bay/ Như vẫn còn đây đẹp hai bàn tay/ Mang truyền thống quê hương Xô Viết/ Tiếp cho anh muôn vàn sức mạnh/ Cho anh thắng mọi khó khăn…”/ “Như con chim nhỏ không còn đôi cánh xinh/ Líu lo trên quê mình trước ánh bình minh/ Hoa Xuân Tứ người bạn hiền ta yêu biết mấy/ Cụt cả hai tay mà đời vẫn vui thay…”.
Mọi ban de laptop sinh hoạt hằng ngày tuy có phần khó khăn so với người bình thường nhưng ông vẫn thể hiện một con người giàu nghị lực. Với đôi hàm răng chắc và đôi chân năng động đã giúp ông làm mọi việc từ đồng áng cho tới sinh hoạt cá nhân vì cuộc sống của bản thân và gia đình. Với ông, niềm an ủi lớn nhất chính là người vợ tảo tần và 5 đứa con lần lượt ra đời. Hai vợ chồng lam lũ hôm sớm để nuôi 5 người con trưởng thành. Nghĩ về người chồng giàu ý chí của mình, bà Lê Thị Sự chia sẻ: “Tôi nhận làm vợ ông Tứ bởi tôi biết về một Hoa Xuân Tứ giàu nghị lực qua những lời hát, những trang văn viết về một tấm gương thiếu niên anh hùng. Lần anh về thăm chị gái lấy chồng ở Nghi Văn, chúng tôi gặp và yêu nhau”. Chính tình yêu và niềm tin, bà đã giúp Hoa Xuân Tứ viết tiếp những vần thơ đẹp cho đời.
“Đã từng gặp Bác Hồ, sống trọn đời với lời dạy của Bác “tàn nhưng không phế”. Thế nhưng, tôi vẫn khắc khoải niềm mong ước cuối cùng là được một lần gặp lại những bạn bè, nhạc sĩ, nhà văn năm xưa, những người có công không nhỏ giúp tôi có nghị lực để vượt qua mọi khó khăn”, ông Tứ chia sẻ niềm mong ước cuối cùng trước lúc chia tay với chúng tôi.
Lê Quyết
phim nu sat thu goi cam online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét