Dùng thuốc nổ thật, diễn viên cụt chân
Điện ảnh Việt trong suốt những thập niên trước thời kỳ đổi mới dùng rất nhiều cảnh cháy nổ trong các phim đề tài chiến tranh. Ngay từ bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng, Chung một dòng sông, các cảnh cháy nổ đã được dàn dựng hoàn toàn chân thực bằng thuốc nổ TNT - loại thuốc nổ dùng trong quân sự.
Phim Ký ức Điện Biên của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. |
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, đạo diễn phim Ký ức Điện Biên nhớ lại: “Trong phim tôi làm, cảnh cháy nổ nhiều nhất là những quả đạn bắn từ súng đại liên. Nhưng là đạn giấy nên không lo.
Còn những quả nổ biết chắc là nguy hiểm. Như là quả nổ trong cảnh trên chiếc bè. Nhiệm vụ của tôi đưa ra là phải nổ tan tành cái bè. Muốn thế thì người quẹt quả nổ và diễn viên phải phối hợp với nhau trong vài giây thôi.
Anh my pham the face shop đóng quả nổ đó là anh Mùi, một thành viên trong đoàn, nhận nhiệm vụ này. Anh ấy rất tự tin khi bảo chỉ cần 5 giây là nhảy ra khỏi bè. Nhảy bùm xuống một cái là chúng tôi chập quả nổ.
Để tạo hiệu ứng thì phải đánh nổ quá thứ nhất để tạo khói mù, rồi đánh tiếp quả thứ hai sát 1- 2 giây thôi để diễn viên nhảy xuống cho người xem không nhận ra được. Sợ lắm chứ. Sau đấy mãi không thấy diễn viên nhoi lên, mình cũng thắt tim lại. Nhưng hóa ra cậu ấy lặn ra sâu quá”.
Nguy hiểm luôn rình rập diễn viên trong những cảnh cháy nổ dùng thuốc nổ thật. Mức độ sát thương của thuốc nổ là khá cao. Trong khi đó với những đại cảnh lớn được dàn dựng trên một mặt bằng có địa hình phức tạp.
Dù đạo diễn và người làm công tác khói lửa đã kết hợp rất chặt chẽ với phía đơn vị bộ đội lo công tác đánh thuốc nổ. Nhưng diễn viên rất dễ nhầm lần vị trí vết mìn vì các vết này thường được ngụy trang bớt đi để tránh lộ ra trên phim. Chỉ cần đi sai đường theo bản đồ đã vẽ, có thể họ sẽ gặp phải những thương tật vĩnh viễn.
Ông Phương “khói lửa” tại phim trường. Đây là nạn nhân vụ nổ khiến 10 người chết và 3 căn nhà bị sập tại TP.HCM sáng 24/2. Ảnh: Lữ Đắc Long |
Nói về mức độ nguy hiểm của những cảnh cháy nổ trong phim, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho rằng: “Mình là đạo diễn, bày ra những trò ấy thì phải chọn người làm thật kỹ. Cho nên có những trường hợp bị sát thương, què chân là thường. Phim của tôi thì không bị nhưng có đoàn cũng đã gặp phải cảnh trên”.
Tai nạn thảm vì công nghệ khói lửa kém?
Hiện nay các phim Việt thường dùng hai cách để tạo cảnh cháy nổ là dùng quả nổ thật và dùng kỹ xảo. Trong những năm gần đây các phim như Mùi cỏ cháy, Giải phóng Sài Gòn, hay Ký ức Điện Biên đều kết hợp dùng cả hai cách làm trên.
Hạn chế của cách dùng quả nổ thật trên phim trường thì như đã nói trong phần trên. Tính sát thương cao. Nhưng việc dùng quả nổ thật trong phim cũng có những mặt lợi buộc các đoàn làm phim không thể từ bỏ hẳn cách làm này.
Cảnh cháy nổ trong phim Áo lụa Hà Đông do chuyên gia Phương khói lửa thực hiện. |
Chưa kể không phải tất cả những cảnh cháy nổ đều có thể sử dụng được kỹ xảo. Đơn giản nếu dùng kỹ xảo để làm quả nổ giả thì khi nhân vật đứng ở trong khuôn hình thì phải gài theo mắt nhìn của người ta.
Thế nhưng thường những cảnh cháy nổ là những đại cảnh hay và hấp dẫn người xem, có sự tham gia của rất đông diễn viên. Việc dùng quả nổ kỹ xảo lúc này sẽ gặp vô vàn khó khăn vì khi diễn, diễn viên sẽ không thể đồng nhất tư thế ngã.
Nếu gài quả nổ kỹ xảo vào sẽ phải gài rất nhiều. Như thế ở một bối cảnh đông người sẽ rất rối và không đẹp khi có quá nhiều quả nổ kỹ xảo. Khuôn hình trở nên thiếu sức thuyết phục và giả.
Đối lập với những khó khăn trong công tác thực hiện bối cảnh cháy nổ của điện ảnh Việt, trên thế giới những cảnh cháy nổ được thực hiện rất chuyên nghiệp. Hiện trong các phim nước ngoài, người ta giảm bớt phần nổ thật và cho làm nổ kỹ xảo nhiều hơn.
Với phần nổ thật, các hãng phim lớn trong khu vực cũng như trên thế giới đều thống nhất dùng loại thuốc nổ có tính sát thương thấp. Đặc tính của loại thuốc nổ này là tạo ra sức đẩy để bắn diễn viên và đạo cụ ra xa nhưng không gây sát thương.
Dòng ban de laptop máu anh hùng, tác phẩm hành động hay nhất của điện ảnh Việt cũng trở nên chân thực hơn trong những cảnh cháy nổ qua bàn tay của chuyên gia Lê Minh Phương. |
Nhưng vài chục triệu đô này cũng làm cho phim của họ tinh tế hơn chứ không “giả giả” như phim của ta. Đó là bởi vì kỹ xảo của họ là hàng trăm người làm chứ không phải một người làm như mình.
Là một người trong nghề có kinh nghiệm làm việc với những cảnh cháy nổ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho biết: “Về kỹ thuật, trình độ làm khói lửa, người Việt mình không thua gì các nước. Người Việt Nam hiện làm thuê cho các hãng nước ngoài rất nhiều”.
Thế nhưng một thực tế rõ ràng là phim Việt được làm với kinh phí thấp. “Giật gấu vá vai” đủ kiểu mới có đủ tiền để làm phim. Kinh phí đâu ra để làm những kỹ xảo cháy nổ hoành tráng.
Cái khó nó bó cái khôn, do đó mà chưa biết đến bao giờ mới có một cuộc cách mạng trong công nghệ làm cháy nổ trên phim ở Việt Nam. Thế nên mới xảy chuyện buồn với chuyên gia cháy nổ Lê Minh Phương hay còn gọi là Phương "khói lửa".
Việt Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét