Điều 1.Các quy định của Luật này thuộc lĩnh vực trật tự công cộng và có hiệu lực chung trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Mê-hi-cô. Mục tiêu của Luật này nhằm điều chỉnh các yếu tố tác động đến dân cư về các mặt như: dân số, cơ cấu, di chuyển và phân bố dân cư trên lãnh thổ quốc gia, nhằm đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong việc hưởng thụ các phúc lợi do phát triển kinh tế và xã hội đem lại.
Điều 2.Chính quyền hành pháp của Liên bang thông qua Văn phòng Chính phủ sẽ soạn thảo, ban hành và điều phối trong quyền hạn của mình các biện pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề thuộc dân số quốc gia.
Điều 3.Để đạt được những mục tiêu đã đề ra của Luật này, Văn phòng Chính phủ sẽ soạn thảo và thực hiện hoặc điều hành trong quyền hạn của mình các biện pháp cần thiết đối với các cơ quan chức năng hoặc tổ chức liên quan, để:
1. Lập các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu về dân số, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng và sự phân bố dân số.
2. Thực hiện các chương trình về KHHGĐ thông qua các dịch vụ giáo dục và y tế công cộng hiện có; kiểm soát việc thực hiện các chương trình đó và các tổ chức tư nhân tham gia thực hiện chúng, để đảm bảo sự tôn trọng tuyệt đối các quyền cơ bản của con người và bảo toàn danh dự của các gia đình nhằm mục đích điều chỉnh một cách hợp lý và ổn định sự tăng trưởng dân số, đồng thời sử dụng một cách tốt nhất các nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
3. Giảm tỷ lệ tử vong
4. Tác động đến tốc độ tăng trưởng dân số thông qua các hệ thống y tế, đào tạo chuyên nghiệp và kỹ thuật, bảo vệ trẻ em nhằm đạt được sự tham gia của cả cộng đồng trong các giải pháp đối với các vấn đề dân số.
5. Thúc đẩy sự hội nhập toàn diện của phụ nữ trong các quá trình phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội và văn hóa.
6. Thúc đẩy sự hội nhập toàn diện của các nhóm dân cư nhỏ trong cộng đồng vào sự nghiệp phát triển đất nước.
7. Hạn chế sự định cư của người nước ngoài, bằng những biện pháp thích hợp và tạo ra sự hòa nhập tốt nhất của họ vào đời sống đất nước và sự phân bố hợp lý của những người nhập cư trên lãnh thổ quốc gia.
8. Hạn chế sự di cư của công dân Mêhicô, trong trường hợp lợi ích dân tộc đòi hỏi phải làm như vậy.
9. Điều hành việc quy hoạch các trung tâm dân cư đô thị để đảm bảo việc cung cấp hiệu quả các dịch vụ công cộng cần thiết.
10. Thúc đẩy việc thiết lập các trung tâm định cư quốc gia tại các địa điểm gần biên giới, hiện đang còn thưa dân ở.
11. Điều chỉnh sự di chuyển dân cư giữa các vùng khác nhau trong lãnh thổ nước Cộng hòa, với mục đích điều hòa sự phân bố dân cư theo điều kiện địa lý sao cho thích hợp với khả năng phát triển của từng vùng, dựa trên cơ sở của các chương trình đacự biệt về định cư đối với họ.
12. Thúc đẩy sự hình thành các trung tâm, nhằm tập hợp các điểm dân cư sống biệt lập về mặt địa lý.
13. Điều phối các hoạt động của các cơ sở dịch vụ công cộng Liên bang, bang, tỉnh/thành phố và của các tổ chức tư nhân để cứu trợ kịp thời dân chúng tại các khu vực được dự báo hoặc xảy ra thiên tai, thảm họa.
14. Các mục tiêu khác mà Luật này hoặc các quy định pháp luật khác đề ra.
Điều 4.Để thi hành điều khoản nêu trên, theo quyền hạn mà pháp luật quy định, việc áp dụng và thực thi các quy trình cần thiết để thực hiện từng mục tiêu của chính sách dân số quốc gia thuộc trách nhiệm của chính quyền hành pháp và các cơ quan thuộc khu vực nhà nước; nhưng việc quy định các tiêu chuẩn, các sáng kiến chung và việc điều phối các kế hoạch của các cơ quan đó trong lĩnh vực dân số thuộc chức năng của một cơ quan duy nhất là Văn phòng Chính phủ.
Điều 5.Thành lập Ủy ban Dân số Quốc gia, với nhiệm vụ thực thi việc kế hoạch hóa dân số của toàn quốc, nhằm mục tiêu thu hút sự quan tâm của dân chúng trong việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của chính phủ và gắn liền các mục tiêu của những chương trình đó với các nhu cầu phát sinh từ các vấn đề dân số.
Điều 6.Ủy ban Dân số Quốc gia do đại diện của Văn phòng Chính phủ đứng đầu, với tư cách là Chủ tịch, và đại diện của các bộ, ngành: Ngoại giao, Tài chính, kho bạc nhà nước, y tế, lao động và phúc lợi xã hội, cải cách nông nghiệp, Tòa thị chính thành phố Mêhicô và các tổ chức: Bảo hiểm xã hội và an ninh, Dịch vụ xã hội của Liên đoàn công chức nhà nước Mêhicô, tham gia với tư cách là các thành viên của Ủy ban. Đó là các vị bộ trưởng, thứ trưởng, tổng thư ký hoặc phó tổng thư ký. Tùy từng trường hợp, theo sự chỉ định của các bộ, ngành.
a. Mỗi đại diện chính thức sẽ có 1 đại diện dự khuyết, là người phải có chức vụ tương đương, hoặc là cấp dưới trực tiếp.
b. Khi bàn bạc các nội dung liên quan đến chức năng của các cơ quan hay tổ chức nhà nước Chủ tịch Ủy ban có thể yêu cầu các vị đại diện các Bộ, Ngành hoặc người được ủy quyền tham dự phiên họp hoặc các phiên họp liên quan.
Nguồn: giadinh.net.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét