Tọa đàm tập trung vào 3 nội dung chính: những nhân tố hình thành và quyết định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào; những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt – Lào; ôn cố tri tân.
Quang cảnh tọa đàm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại tọa đàm
Đề dẫn tọa đàm, PGS.TS Phan Xuân Biên, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt- Lào TP.HCM nhấn mạnh: Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam – Lào là một quan hệ mang tính “đặc biệt”, một điển hình, là tấm gương mẫu mực, hiếm có, vừa có sự gắn kết bền chặt qua các thời, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai nước Việt – Lào anh em.
Tổng Lãnh sự Lào tại TP.HCM Southideth Phommalat cũng khẳng định: Nhân dân hai nước có truyền thống quan hệ đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau từ lâu đời, cùng nhau vượt qua hoạn nạn khó khăn, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài hơn nửa thế kỷ.
Tại tọa đàm, nhiều đại biểu cho rằng cần nhận thức sâu sắc về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật tạo sự chuyển biến mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế ngang tầm với quan hệ truyền thống giữa hai nước. Phải coi quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết thực, phục vụ lợi ích bảo đảm ổn định an ninh chính trị và phát triển của mỗi nước. Trong đó, coi hợp tác và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược lâu dài.
37 doanh nghiệp TPHCM đầu tư tại Lào Tại tọa đàm, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư TPHCM cho biết, tính đến nay đã có 37 doanh nghiệp TP.HCM được cấp phép đầu tư tại Lào với tổng vốn đầu tư hơn 336,2 triệu USD, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản (6 dự án); công nghiệp chế biến, chế tạo (13 dự án); khai khoáng (5 dự án); tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (2 dự án); bán buôn, bán lẻ, sửa chữa (4 dự án)… Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp TP.HCM đầu tư tại Lào hiệu quả, ông Nguyễn Hoàng Minh cho rằng Chính phủ Lào cần có chính sách đầu tư cụ thể và ổn định, nhất là vấn đề thuê đất, cấp đất để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất; có cơ quan chuyên trách để hỗ trợ nhà đầu tư; tăng chỉ tiêu hạn ngạch lao động của người Việt Nam tại Lào lên 20-30% đáp ứng nhu cầu lao động phục vụ cho sản xuất, nhất là vào thời điểm mùa vụ… |
Tại TPHCM, hàng năm, Sở Giáo dục – Đào tạo, Thành đoàn TP.HCM phối hợp với Lãnh sự quán Lào tại TP.HCM tiếp nhận và đào tạo từ 20 đến 80 lưu học sinh của Lào. Lưu học sinh Lào được bố trí tiếp nhận ở tại Ký túc xá sinh viên Lào tại TP.HCM (được thành lập từ năm 2004, đến nay đã tiếp nhận 337 lượt lưu học sinh Lào). Tính từ 2006 đến nay, số lưu học sinh Lào đã kết thúc chương trình học tập tại TP.HCM là 104 người (33 cử nhân và 71 thạc sĩ). Hàng năm, Thành đoàn TP.HCM phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động giao lưu giữa lưu học sinh Lào với thanh niên, sinh viên TP.HCM. |
Nhật Thụy
my pham the face shop shoptainha
My pham the face shop
Sữa rửa mặt White tree snow the face shop
Sữa rửa mặt bạch trà The face shop
My pham the face shop
Mỹ phẩm the face shop
Nguồn: phunuonline.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét