Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Bồi!

 QĐND - Thực ra, biết ngoại ngữ, nói bồi mấy từ trong giao tiếp hằng ngày vốn chẳng là vấn đề gì quan trọng. Nhưng nói bồi không đúng nơi đúng chỗ thì rất lố. 

Hãy hình dung thế này, một ca sĩ chạy ào ra sân khấu, nói: “Xê-la-mát các bạn nhé, hôm nay gặp các bạn đây mình rất chi là lu-cu, nhưng cũng hơi gen-ta-rơ, có gì các bạn cho mình ma-áp-phờ nhé”. Đấy! Sẽ ít người hiểu anh ta nói gì, vì anh ta nói bồi bằng tiếng In-đô-nê-xi-a. Tất nhiên, trong thực tế người ta thích dùng tiếng Anh, tiếng Nga hay tiếng Pháp, là những ngôn ngữ phổ biến để bồi. Tuy vậy, nhìn chung với những chương trình phát sóng dành cho đại đa số, thì bồi tiếng nào cũng trở thành trò lố. Vì một lẽ rất hiển nhiên rằng, với nhiều người, không quan tâm đến ngoại ngữ, thì tiếng Anh hay tiếng In-đô-nê-xi-a cũng như nhau mà thôi.

Thật ra, cá nhân tôi cho rằng, nói bồi là tốt. Điều này tôi học được từ nhiều giáo viên dạy ngoại ngữ, ở một vài thứ tiếng tôi từng biết. Nói   tai game dien thoai   bồi là một cách rèn luyện phản xạ tự nhiên, ôn lại từ ngữ rất lợi hại. Nhưng nói bồi chỉ nên giới hạn trong những mối quan hệ xã hội nhất định, như đồng nghiệp, đồng lớp, đồng sở thích. Khi ta nói bồi, người đối thoại hiểu ngay ý định diễn đạt của ta. Thậm chí, người đối thoại còn có thể sửa giúp ta những cách phát âm chưa chuẩn.

Nói bồi không đúng chỗ, đúng lúc gây ức chế cho người khác vì cứ phải suy nghĩ về những điều người đối thoại định diễn đạt. Có chuyện hài thế này, thời tiếng Nga phổ biến ở nước ta, một anh đi lao động xuất khẩu ở Liên Xô về gặp bà hàng xóm ở chợ. Anh nói: “Gờ-rát-xờ-gui-che” để chào, bà hàng xóm chẳng hiểu, tưởng anh ta thích uống chè, dúi cho anh một nắm. Anh ta cầm nắm chè, lịch thiệp nói: “Xi-ba-xi-bơ”, bà hàng xóm bảo: “Chè thì có chứ bơ thì phải ra mậu dịch mà mua cháu ạ. Nhà bà chẳng bao giờ ăn bơ, chẳng có đâu mà xin”. Chuyện hài này thời đó dùng để nhắc nhở về lối ứng xử giao tiếp đúng người, đúng chỗ, đúng việc, chứ đừng nên hoắng, tưởng   phim vo thuat   có mấy câu ngoại ngữ nói cho sang trọng cái mồm.

Trong giao tiếp ứng xử xã hội đã phải lựa chọn đối tượng khi nói bồi. Và hoạt động truyền thông đại chúng càng phải tránh nói bồi. Đối với người dẫn chương trình, cần bỏ ngay việc nói bồi. Đối với nghệ sĩ tham gia chương trình thích nói bồi, thì người dẫn chương trình phải khéo léo, đưa họ về đúng vị trí trước số đông khán giả. Ví như trường hợp ca sĩ nói bồi tiếng In-đô-nê-xi-a, người dẫn chương trình nên hỏi lại: “Anh rất vui và cũng hơi run khi gặp quý vị khán giả phải không ạ. Tôi chắc chắn là quý vị khán giả sẽ thứ lỗi cho anh...”.

Cuối cùng, để việc nói bồi ngoại ngữ trở nên đáng yêu mà vẫn đạt mục đích xin tặng lại những người thích nói bồi một bài thơ bồi mà tôi rất thích khi học tiếng Nga: Chiều chiều ra đứng ắc-cờ-nô/ Thấy một cô nàng khơ-ra-xô/ Tự hỏi lòng mình trờ-tô thế/ Đêm về pi-xát pít-xờ-mô.

Hãy sử dụng ngoại ngữ một cách khôn ngoan bạn nhé!

 Ỷ THIÊN  


phim họa bì 2

phim huyet trich tu

bo gia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét