Người ta gọi bà Hà Thị Cầu là người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20, là “báu vật nhân văn sống” của đất nước. Giờ bà Cầu đã bước sang tuổi 94, ngưỡng tuổi lẽ ra được an nhàn nghỉ ngơi.
“Giọt nước, cánh bèo”
“Tội quá! Muốn mua cho bu tấm chăn nhưng bu không chịu, cứ bảo đắp chiếu từ những ngày hát ở chợ quen rồi. Độ này bu lẫn lắm, sức khỏe bu cũng yếu. Nay ai mời đi hát bu chẳng đi được nữa. Mà lâu lắm rồi không ai mời bu đi hát”- chị Mận (con gái út bà Cầu) kể lại.
Nghệ nhân Hà Thị Cầu trong một dịp biểu diễn tại Hà Nội - Ảnh tư liệu |
“Tiên sư mày, lẫn là lẫn thế nào được, có bài xẩm nào mà tao không thuộc đâu nào”- vừa dứt cơn ho bà Cầu nói vậy.
Tôi bảo: “Bà ơi, bà hát cho con nghe với!”. “Mới sáng ra chưa ăn đói lắm, mà phải có cái tu tu vào thì bà mới hát được”- bà Cầu bảo thế. Cái “tu tu” bà nói là vài chén rượu mỗi ngày. Bà Cầu uống rượu từ năm lên 10 tuổi khi theo mẹ đi hát. Mẹ bà - một phụ nữ mù lòa - đã chọn cách hát xẩm để mưu sinh.
Từ khi còn ẵm ngửa, Hà Thị Năm (tên hồi nhỏ của bà Cầu) được bà nội bế đi lưu lạc khắp hang cùng ngõ hẻm của vùng đất chiêm trũng Nam Định. 5 tuổi, cô bé Hà Thị Năm đã biết cầm chiếc thau đồng ngửa mặt gọi “bà ơi, cô ơi” để xin đồng tiền lẻ trong giọng hát nỉ non của bà nội và bố mẹ.
10 tuổi, khi biết đủ tất cả mọi ngón nghề của một xẩm ca cũng là lúc bà nội và bố Năm lần lượt qua đời. Bà mẹ mù lòa dắt díu Năm sang Yên Mô, Ninh Bình làm người hành khất hát rong. 10 tuổi, Năm học cách uống rượu cầm hơi để qua cơn đói nơi phố chợ. Cũng nhan sắc mặn mà, cũng tiếng hát hay tay đàn ngọt làm xiêu lòng người, nhưng không ai ngỏ lời với một cô gái trót mang nghiệp “xướng ca vô loài” như Năm. 16 tuổi, Hà Thị Năm gật đầu làm vợ ông Nguyễn Văn Mậu đã 46 tuổi. Bà là vợ lẽ thứ... 18 của ông.
Sinh con đầu lòng được vài ngày, Hà Thị Năm phải gửi con để ra chợ hát kiếm tai game dien thoai cơm. Một mình một đàn một phách, ai gọi ở đâu Năm đi hát ở đó, từ góc chợ tới đám tang, đám lễ. Có ngày không kiếm được đồng nào, Năm phải lấy dây thắt bụng lại để qua cơn đói, phải xin chén rượu uống cầm hơi. Cứ như thế trọn cả đời người, Hà Thị Năm mang nghiệp “xẩm ca” và tìm quên nỗi buồn trong chén rượu.
Chị Mận bảo: “Trước đây cứ uống xong một chén là bu hát rất hay, giờ bu hát ít lắm”. Sáng nay, sau khi ăn sáng và uống một chén “tu tu”, bà Cầu đòi chén thứ hai, hết chén thứ hai bà đòi chén thứ ba. Rồi bà nói nhiều. Bà đọc nhiều câu hát nhưng bà không hát. Cả những ngày sau cũng thế. Cây nhị, cây đàn treo trên vách nhà im ắng, buồn tênh!
Giới nghệ thuật nhiều người gọi bà Cầu là “sư phụ”. Báo chí viết nhiều về bà, nhiều người quan tâm đến bà, nhưng những điều ấy không làm bà hết nghèo. Miếng ăn của cả gia đình giờ trông vào những ống lươn anh Lới - chồng chị Mận, đi đặt mỗi đêm.
Nỗi niềm truyền nhân
Năm nọ, trong một buổi biểu diễn lớn ở Hà Nội, một nghệ sĩ đã hứa trước toàn thể khán giả rằng sẽ nuôi bà Cầu đến khi nào bà... về thế giới bên kia. Trong năm đầu tiên, mỗi tháng nghệ sĩ ấy gửi về cho bà Cầu 500.000 đồng, đến những năm tiếp theo thì bặt tăm không có tin tức gì nữa. “Tội nghiệp, bu cứ bắt tôi gọi điện cho người ta, tôi gọi thấy đổ chuông mà không ai bắt máy. Lấy số lạ gọi vào người ta bắt máy nhưng nghe mình xưng tên thì họ cúp máy chẳng nói gì. Tôi biết lòng người phải có lúc này lúc kia, nhưng chỉ tội bu tin lời hứa, cứ bắt mình gọi hỏi thăm mãi” - chị Mận ngậm ngùi.
Một lần khác, có đoàn nghệ thuật đi ôtô về rước bà Cầu lên Hà Nội chơi. Họ hứa sẽ đài thọ tiền đi lại, nuôi bà ăn ở, với điều kiện bà sẽ dạy hết cho người ta những bài hát xẩm bà thuộc. Bà Cầu lấy làm vui lắm, vì ở quê bà muốn dạy hát cho con cháu nhưng chẳng đứa nào chịu học. Lên Hà Nội, bà dạy hát liên tục trong 10 ngày. Nhưng khi người ta học được gần hết các ca khúc của bà, họ trả bà 1 triệu đồng tiền công. Tiền xe cộ, tiền ăn uống bà phải tự túc. Người ta bảo mẹ con bà Cầu bị lừa. Chị Mận buồn lắm, bảo “Bu sức yếu, lần sau đừng đi nữa, khổ thân”. Bà Cầu chỉ im lặng.
Bà Hà Thị Cầu đang “truyền nghề” cho một cô gái Hà Nội - Ảnh: Quốc Nam |
Nhưng lần sau phim vo thuat có người mời đi Hà Nội hát, bà Cầu lại nằng nặc đòi đi. Sau vài đêm diễn ở Hà Nội, các nghệ sĩ giúi vào tay vợ chồng chị Mận 1 triệu đồng. Họ nói nhỏ: “Đây chỉ là một phần tiền công hát của cụ thôi, phần còn lại một thời gian nữa khi sắp xếp được sẽ gửi cho cụ sau”. Nhưng tới nay hơn một năm trôi qua, số tiền ấy vẫn không được gửi về.
Mấy năm nay báo chí rầm rộ đưa tin về cô bé Lê Thị Thu Sợi là truyền nhân của bà Cầu. Báo chí đăng tấm hình Sợi và bà Cầu ngồi chung với nhau trên một manh chiếu xẩm. Những người yêu xẩm ai cũng vui mừng khi biết bà Cầu đã có học trò, có thể truyền lại cái hồn của từng bài xẩm. Thu Sợi đang là thành viên của Đoàn Chèo Ninh Bình. Ngồi trước chúng tôi, Sợi bảo: “Em chỉ qua bà Cầu chơi chứ không học nhiều từ bà. Còn tấm hình có trên mạng là do một nhà báo bảo em và bà ngồi chung để chụp.
Chị Mận, anh Lới và nhiều người dân ở thôn Quảng Phúc đều bảo trước đây Sợi có qua học hát ở nhà bà Cầu cả tháng trời. Ai yêu xẩm tìm đến nhà muốn học, bà Cầu đều vui vẻ dạy. Hỏi về học trò của mình, bà bảo: “Dạy mấy tháng rồi nó đi luôn, chắc nó bận nhiều việc nên không thấy ghé thăm bà. Mà nghe nói nó được hưởng lương nhà nước, được đi hát xẩm tận trên tỉnh cơ đấy, cũng mừng cho nó!”.
Lần trước, lần trước nữa khi về thăm bà Cầu chúng tôi đều được nghe bà hát, bàn tay bà kéo nhị như cứa dao vào lòng người sau mỗi tiếng hát. Hát đối với bà Cầu không chỉ để vui mà như nước uống, cơm ăn, đã thật sự như một phần máu thịt không thể tách rời trong cơ thể bà.
Thế mà giờ bà Cầu không muốn hát nữa!
Hằng đêm, bên chiếc giường nhỏ hẹp, dưới manh chiếu đắp đơn sơ, vẫn những nhịp thở ngắt quãng, vẫn là bà Cầu như góc chợ buổi nào mẹ con người hành khất đã sống. Nay bà vẫn nằm đó trong ngôi nhà nhỏ ở Yên Mô, Ninh Bình. Chỉ khác là phía sau manh chiếu ấy, bà Cầu giờ đã không còn muốn giữ lại một đam mê, một nhát đưa tay trên cây nhị hay bàn chân trái dập phách. Có vẻ như bà đã thả trôi từng ngày nhọc nhằn vất vả cùng tiếng hát danh bất hư truyền của mình. Sau tất cả những vui buồn, sướng khổ, thị phi của một kiếp người, vẫn chỉ nghe bà Hà Thị Cầu nói một câu nhẹ bẫng: “Mình ăn ở sao thì đều có giời, có Phật”.
Mười năm trước bà từng cất tiếng ca trù say đắm trong phim Ngã ba Đồng Lộc. Giờ, sau 10 năm, tiếng hát vẫn còn vang đầy say mê dù bà đã 89 tuổi, lưng còng, mắt thì mù hẳn...
Kỳ tới: Người hát ca trù dưới chân Hồng Lĩnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét