QĐND - Khi bộ phim “Lincoln” nhận được 12 đề cử ở giải thưởng điện ảnh danh giá nhất thế giới - Oscar lần thứ 85, đồng thời có doanh thu hơn 100 triệu USD sau gần một năm công chiếu, thấy rằng dù điện ảnh có phát triển mạnh mẽ với đủ các đề tài của vấn đề xã hội hiện đại, khoa học viễn tưởng… thì đề tài phim lịch sử, nhân vật lịch sử vẫn luôn giữ vị trí, giá trị cao với các nhà làm phim và cả khán giả. Còn phim lịch sử của Việt Nam…
Tiến bước trong trạng thái… ngập ngừng
Trên truyền hình, hay ngoài rạp chiếu, mỗi năm khán giả Việt Nam không thể nhớ nổi mình đã xem bao nhiêu bộ phim lịch sử của các nước bạn như Hàn Quốc, Trung Quốc… Nhưng còn phim lịch sử nước mình? Khó có thể đếm. Vì không có nhiều để mà đếm.
Việt Nam từ năm 1971 cũng đã sớm đưa lên màn ảnh hình tượng nhân vật Trần Quốc Toản trong phim sân khấu “Trần Quốc Toản ra quân”. Nối tiếp là các phim “Đêm hội long trì”, “Tráng sĩ bồ đề”, gần đây có các phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, “Khát vọng Thăng Long”, “Huyền sử thiên đô”, “Tây Sơn hào kiệt”, “Long thành cầm giả ca”, “Thiên mệnh anh hùng”. PGS Trần Luân Kim, nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh cho hay, phim đề tài lịch sử nước ta tiến bước luôn trong trạng thái ngập ngừng, dù quyết tâm, khát vọng đưa các hình tượng tai game dien thoai nhân vật lịch sử nổi bật qua điện ảnh, nhưng chưa bao giờ thoát khỏi quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Vì vậy nhân vật lịch sử lên phim Việt Nam chỉ mới dừng ở một khía cạnh nhỏ, chưa toát lên được toàn diện cuộc đời, hoặc tư tưởng lớn gắn với giá trị lịch sử của dân tộc.
Cảnh trong phim “Khát vọng Thăng Long”-bộ phim lịch sử đầu tiên của Việt Nam được gửi tham dự tranh giải Oscar năm 2011 ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài. Ảnh: Trung Nguyên |
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cho biết, khi bắt tay vào làm phim lịch sử, các nhà làm phim gặp vô vàn khó khăn trong việc nghiên cứu hiện thực lịch sử, bởi chúng ta có rất ít tài liệu, hiện vật, ghi chép từ các thời kỳ, triều đại trong quá khứ. Tài liệu nghiên cứu của các nhà sử học có nhiều quan niệm, trường phái khác nhau. Thí dụ ở dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, các nhà làm phim được đặt hàng làm về các nhân vật lịch sử của thời Lý, thời Trần… nhưng không hề có tài liệu, hiện vật, hình ảnh kiến trúc các cung điện, nhà cửa, trang phục rõ ràng về các nhân vật được cho là nhân vật lịch sử chính như Lý Thái Tổ, Trần Thủ Độ… Khi phim hoàn thành xảy ra những cuộc tranh cãi quyết liệt, mà chủ yếu nằm ở phần thiết kế mỹ thuật, bối cảnh, kết cục là dù đầu tư hàng chục tỷ đồng, phim vẫn “bị” cất vào kho.
TS Ngô Phương Lan thì cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng làm nên phim lịch sử là trường quay, chúng ta chưa có. Thời làm “Đêm hội long trì” đoàn làm phim phải vào tận Huế để quay; cả đoàn làm phim “Long phim vo thuat thành cầm giả ca” rong ruổi khắp 5-6 tỉnh, thành phố từ Nam ra Bắc để chọn bối cảnh, trường quay. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã lại bức xúc, không có nước nào cứ xong một phim lại phá hủy trường quay, bỏ hết những bộ trang phục, đạo cụ… biến tất cả những thứ được đầu tư tốn kém thành phế thải. Điều này chỉ có ở Việt Nam.
Làm phim lịch sử phải… liều
Những ngày cuối năm 2012, các nhà điện ảnh Hàn Quốc đã đưa bộ phim “Hoàng đế giả mạo” (phim thu hút hơn 12 triệu lượt khán giả sau khi ra mắt) trình chiếu tới khán giả Việt Nam, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm làm phim lịch sử với các nhà làm phim Việt Nam. Theo đạo diễn Choo Chang Min, “Hoàng đế giả mạo” được xây dựng từ một nhân vật có thật trong lịch sử, nhưng để cuốn hút khán giả, các nhà làm phim phải điện ảnh hóa và chuyển tải được thông điệp: Kẻ yếu và người mạnh trong xã hội đều mong muốn có một vị lãnh đạo anh minh, sáng suốt. Thực tế phim có sự chỉ trích từ các nhà nghiên cứu lịch sử, nhưng khán giả thì hoan nghênh.
“Lâu nay chúng ta cứ lẫn lộn, cứ nghĩ làm một bộ phim lịch sử thì phải giống như việc chép lại lịch sử. Cũng vì quan niệm này nên ít người viết kịch bản cho phim lịch sử. Và quan trọng là chúng ta chưa có những dự án làm phim lịch sử dài hơi, làm bộ phim này xong phải “nuôi” được bộ phim sau và ngược lại. Thế mới mong có phim lịch sử”-nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho hay.
Nhà văn Lê Phương-tác giả kịch bản của “Đêm hội long trì” gây tiếng vang một thời thẳng thắn, muốn có phim lịch sử phải… liều và quan trọng nhất phải là những người có tâm, có tài. Mong nữa là Nhà nước quan tâm đầu tư làm phim lịch sử có bài bản, chứ không chỉ đến dịp kỷ niệm, lễ hội nọ kia mới rốt ráo triển khai.
VƯƠNG HÀ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét