Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

ASEAN: “Nhóm chung một bếp lửa”

Sáng qua (28-11), sau hơn hai ngày thảo luận sôi nổi, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 4 đã bế mạc. Hội thảo có gần 1000 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ; thảo luận 15 chuyên đề thuộc tất cả các lĩnh vực nghiên cứu: Chính trị- an ninh, kinh tế- xã hội, văn hóa- văn học nghệ thuật, tôn giáo…
Thế hệ mới ASEAN hướng tới tương lai
Ảnh:Hoàng Long

Việt Nam hội nhập và phát triển thành công

Đây là lần thứ tư chúng ta tổ chức hội thảo về Việt Nam học. Nếu tính cứ 4 năm tổ chức một lần thì đã trải qua 16 năm Việt Nam mời bạn bè quốc tế đến dự và lắng nghe những nghiên cứu mới nhất của các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới về Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong phiên khai mạc, đây là một hoạt động góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, góp phần làm cho thế giới biết đến Việt Nam không chỉ như một tấm gương về đấu tranh anh dũng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, mà là một quốc gia có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều công trình văn hóa, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa nổi tiếng, có khả năng chinh phục những đỉnh cao của khoa học; một Việt Nam hội nhập và phát triển thành công.

Bàn về vị thế và vai trò của Việt Nam, nhiều nhà khoa học cho rằng Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn và thách thức cũng nhiều, đan xen. Nếu biết tận dụng tốt các cơ hội thì việc hóa giải thách thức không phải là cái gì quá khó đối với Việt Nam. Vậy những thách thức ấy là gì? Ngoài sự tiếp biến văn hóa trong quá trình giao lưu và hội nhập; cái gì còn, cái gì mất và làm sao giữ được bản sắc riêng trong cái chung của thế giới thì thách thức còn là sự "đuổi theo’ kinh tế thế giới, nhất là kể từ sau khi chúng ta gia nhập WTO. Tuy nhiên, GS.TS Vladimir Kolotov (ĐH Tổng hợp Saint Peterburg, Nga) cho rằng Việt Nam sẽ biết ứng đối một cách linh hoạt bởi vị thế Việt Nam đã được khẳng định vững chắc không chỉ trong chiến tranh mà đặc biệt là trong đổi mới.



Âu tàu đảo Song Tử Tây (Quần đảo Trường Sa)
Ảnh:Hoàng Long

Tranh chấp Biển Đông- chuyện không mới nhưng được quan tâm nhiều nhất

Nếu nhớ lại vào khoảng năm 2007, khi Việt Nam đưa vấn đề Biển Đông ra bàn tại ASEAN thì khi đó dường như đây chỉ là câu chuyện của riêng Việt Nam. 5 năm sau, giờ, Biển Đông đã trở thành mối quan tâm chung của các nước ASEAN và các nước có lợi ích liên quan. Như vậy có thể thấy, Biển Đông là chuyện của quốc tế, không chỉ riêng nước nào. Tại Hội thảo, các học giả, nhà nghiên cứu cũng đã đề cập nhiều đến vấn đề này.

TS.Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đây là chuyện đã kéo dài rất lâu trong lịch sử và chỉ thực sự nóng lên từ năm 2009 với sự tham gia của các bên liên qua và các cường quốc. Đồng quan điểm trên, TS. Erik Franckx (Đại học Vrije, Bỉ) cho biết, Trung Quốc chưa từng công khai với cộng đồng quốc tế về đường ranh giới này cho đến gần đây. Vì thế, năm 2009 là mốc thời gian đánh dấu sự kiện rất quan trọng đối với các xung đột trên Biển Đông. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa làm rõ ý nghĩa của đường 9 đoạn họ đưa ra. Giải quyết thế nào, trong vấn đề tranh chấp này giữa các quốc gia ven biển? Nhiều ý kiến đã nhất trí cho rằng: Tốt nhất, hiệu quả nhất là ASEAN cần đoàn kết với nhau. "ASEAN cần phải đoàn kết. Đây là điểm mấu chốt, bởi lẽ ASEAN có quyền lực là thương lượng tập thể và có thể kiềm chế được những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc” - TS.Erik Franckx lưu ý. Tuy nhiên, việc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) hồi tháng 7 vừa qua không đưa ra được Thông cáo chung cho thấy ASEAN chưa thực sự gắn kết. Ở khía cạnh khác, TS. Lokshin Grigory (Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga) cho rằng, ASEAN gồm 10 nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, quyền lợi khác nhau. Phối hợp tất cả những quyền lợi với nhau là một quá trình khó và lâu dài; đòi hỏi nhiều nỗ lực, nhiều thời gian.

Nói tóm lại, ASEAN phải đoàn kết và phải loại bỏ nguy cơ "nhóm một bếp lửa khác” trong khi cần "nhóm chung một bếp lửa” để giải quyết vấn đề Biển Đông, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực chứ không riêng ai cả.
H.Mai-L.Bình

PGS.TSKH Trần Khánh - Viện Đông Nam Á (Viện Khoa học xã hội Việt Nam):
Asean cần chung sức ngăn ngừaxung đột ở Biển Đông

Sự lo ngại về an ninh bởi những hành động gia tăng yêu sách đòi chủ quyền từ phía Trung Quốc ở Biển Đông, các nước ASEAN từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đã có những nỗ lực tập thể, tạo ra các định chế nhằm góp phần hòa giải mâu thuận, ngăn ngừa xung đột leo thang tại vùng biển này. Trên thực tế, các định chế như Tuyên bố ASEAN về Biển Đông năm 1992, DOC năm 2002 và Bản Hướng dẫn thực hiện DOC năm 2011, Tài liệu Quan điểm của ASEAN về các thành tố cần có của COC năm 2012 và các kênh đối thoại và hợp tác an ninh đa phương khác như ARF, EAS, ADMM + v.v. đã góp phần xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác hòa bình, tạo những cơ sở chính trị, pháp lý cho sự ra đời COC- một cơ chế hữu hiệu cho ngăn ngừa xung đột và quản lý khủng hoảng tại vùng biển này. Đây là phạm vi hoạt động địa chính trị, trách nhiệm và quyền lợi của ASEAN.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện DOC và tiến tới một COC đang gặp những thách thức mới bởi hành động của Trung Quốc. Hơn lúc nào hết, ASEAN cần nghiêm túc nhìn lại Hội nghị AMM lần thứ 45 để từ đó có những quyết sách và hành động chính trị hợp thời, thúc đẩy tiến trình COC về phía trước. Có như vậy ASEAN mới có lý do để tồn tại và phát triển. Đây là phép thử mới chứng minh tính hiệu quả và màu nhiệm của ASEAN trên con đường tiến tới cộng đồng khu vực vào năm 2015.

GS.TS. Vladimir Kolotov, ĐH Tổng hợp St.Petersburg (Nga)
Việt Nam có truyền thống bảo vệ chủ quyền đến cùng trước ngoại xâm

Tình hình hiện nay tại khu vực Đông Á tạo điều kiện để cả Trung Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc chơi địa chính trị như trên bàn cờ vua. Việt Nam tồn tại giữa búa và đe. Tình trạng này không có gì mới đối với Việt Nam. Một quốc gia trong lịch sử của mình không chỉ đã có nhiều kinh nghiệm xương máu và biết cách đối xử linh hoạt với các cường quốc, mà còn nổi tiếng vì có truyền thống bảo vệ chủ quyền của mình đến cùng trước mỗi cuộc ngoại xâm.

Trong hơn 30 năm qua, Trung Quốc thực hiện cải cách kinh tế thành công và cán cân quyền lực nghiêng về phía Trung Quốc. Nhưng cán cân trong khu vực Đông Á vẫn như thời chiến tranh lạnh, tức là dựa vào các hiệp định quân sự với Mỹ. Cho nên, Trung Quốc muốn thay đổi tình hình trong vùng biển Đông để thích hợp với quyền lực kinh tế và chính trị mới của mình. Chính vì thế Bắc Kinh tiếp tục dùng áp lực về mặt chính trị và an ninh để vươn về phía Nam.
C.A(tổng hợp)

xem phim subasa giac mo san co

hoàng tử gác mái

 xem phim danh vien vong toc online

phim hiên viên kiếm chi thiên ngân

phim nữ hoàng tháng năm

tai game dien thoai conggameviet

 my pham the face shop shoptainha

my pham han quoc shoptainha

 

Nguồn: daidoanket.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét