Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Tạo động lực từ nền tảng văn hóa

(Dân Việt) - Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) vừa công bố nghiên cứu về sự đa dạng thực hành văn hóa của các dân tộc thiểu số, qua đó đưa ra những khuyến cáo giúp cơ quan chức năng trong xây dựng chính sách...

Sự đa dạng chưa được nhìn nhận

Để có được những thông tin về văn hóa của đồng bào các dân tộc, từ giữa năm 2011 đến giữa năm 2012, iSEE đã tiến hành nghiên cứu tại một số cộng đồng DTTS ở Bắc Kạn, Lai Châu, Quảng Trị, Ninh Thuận. "Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự đa dạng về thực hành văn hóa của các DTTS trên thực tế chưa được nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ. Điều này đã để lại một số hệ quả không mong đợi, tạo ra nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững của các DTTS" - ông Lê Quang Bình - Viện trưởng Viện iSEE cho biết.

Nghề làm giấy thủ công của người Dao ở huyện Văn Chấn (Yên Bái).

Là người dân tộc Tày ở Lào Cai, anh Ma Văn Pho chia sẻ: "Nhiều chính sách dành cho người DTTS hiện nay là rất tốt, nhưng sự tiếp cận với các chính sách này còn hạn chế. Ví dụ, một số thông báo tuyển dụng hay cử tuyển người dân tộc đi học, khi chúng tôi nhận được thì đã hết hạn; hay một số chương trình hội thảo, các thông tin tuyên truyền trên loa phát thanh, báo chí, truyền hình… ngôn ngữ chỉ sử dụng "một chiều", toàn tiếng và chữ viết phổ thông, không có phiên dịch nên nhiều đồng bào dân tộc chẳng hiểu gì".

Cùng chia sẻ về những khó khăn khi tiếp cận các chính sách, chị Hồ Thị Nguyệt, dân tộc Vân Kiều ở xóm Khe Xong, thị trấn Krong KLang, huyện Đakrông (Quảng Trị) cho biết: "Chính sách đối với người dân tộc dù rất nhỏ, cũng chưa tạo ra sự công bằng, như đối với học sinh dân tộc đi học, theo quy định của ngành giáo dục phải có đồng phục. Trong khi, việc lo đủ học phí cho con em mình đi học đã khó, nói gì đến may đồng phục.

Theo iSEE, những năm qua Chính phủ đã phê duyệt thông qua hàng loạt chính sách phát triển đảm bảo sự bình đẳng giữa các DTTS và đa số cũng như bình đẳng giữa các nhóm DTTS như Chương trình 135, Nghị quyết 30a… Với những hỗ trợ đó, đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người DTTS ở nước ta đã có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, hiện người DTTS vẫn đang gặp nhiều thách thức về việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng như nắm bắt các cơ hội mới do hội nhập tạo ra.

Chính sách phải dựa vào văn hóa cộng đồng

Từ những nghiên cứu về các cộng đồng dân tộc, Viện iSEE có những đề xuất, khi đưa ra các chính sách có liên quan tới đồng bào dân tộc, cần dựa vào văn hóa dân tộc để xây dựng các chương trình phát triển, tăng lòng tự hào và tự tin của người dân. Điều đặc biệt quan trọng đó là người dân phải ở trung tâm của quá trình lựa chọn này, họ phải có không gian tự do để thảo luận và chia sẻ.

Liên quan tới nghiên cứu của iSEE, hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau của những người hoạch định chính sách. Bà Nguyễn Ánh - cán bộ Vụ Chính sách (Ủy ban Dân tộc) cho rằng, DTTS sống trong cộng đồng nên khi xây dựng chính sách là chính sách chung, tổng thể, không thể có những chính sách riêng biệt cho từng dân tộc cụ thể.

Đại diện Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em cũng cho rằng: "Văn hóa của mỗi dân tộc đều có những bản sắc riêng, việc giữ gìn và bảo tồn là cần thiết nhưng cũng cần xác định rõ ràng cái gì cần lưu giữ và cái gì cần thay đổi".

Theo ông Lê Quang Bình, nếu kích thích niềm tự hào về văn hóa của mình ở người DTTS, sẽ tạo động lực và nâng cao sự tự tin của cộng đồng trong việc gìn giữ và phát triển văn hóa cũng như thực hiện các dự án phát triển.

Thanh Xuân


http://netphim.org/giac-mo-san-co/

http://netphim.org/hoang-tu-gac-mai/

 http://netphim.org/danh-vien-vong-toc/

http://netphim.org/hien-vien-kiem-thien-chi-ngan-2012/

http://netphim.org/nu-hoang-thang-nam/

tai game dien thoai conggameviet

 my pham the face shop shoptainha

my pham han quoc shoptainha

 

Nguồn: danviet.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét