Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Nghệ thuật đến từ… đồ ăn (P.2)

 Ăn là nghệ thuật. Đồ ăn cũng là chất liệu nghệ thuật. Và đôi mắt và trí tưởng tượng người thưởng thức nghệ thuật sẽ được một bữa no nê. Đây dường như là một đặc sản của người Nhật khi luôn tìm ra vẻ đẹp tinh tế của đồ ăn trong cuộc sống cũng như nghệ thuật. 

Đó có thể là một tác phẩm bonsai xem được, sờ được, nhìn được, ngửi được và thậm chí là… ăn được. Đây là một hình thức quảng bá văn hóa rất đặc trưng và độc đáo của người Nhật khi kết hợp được cả nghệ thuật trang trí món ăn và sắp đặt cây cảnh vốn đã nổi tiếng thế giới từ rất lâu nay.

  

  

 Tác phẩm bonsai từ đồ ăn của nghệ sỹ Risa Hirai, đang làm việc tại trường Đại học Nghệ thuật Tama, Nhật Bản. 

Chia sẻ về các tác phẩm của mình, nghệ sỹ Hirai nói rằng cô muốn tạo nên một tác phẩm mà khán giả có thể cảm nhận bằng các giác quan khác nhau, thậm chí là “nhấm nháp” chúng sau khi xem bởi nguyên liệu làm nên những bonsai này là bột mỳ, đường, bơ, và dầu ăn. Cô sẽ đem các tác phẩm của mình tới triển lãm Tokyo Humanite diễn ra tại thành phố Tokyo từ ngày 11-16/3 tới đây.

Không chỉ Hirai, nhiều nghệ sỹ khác trên thế giới cũng dùng tài năng và sức sáng tạo của mình để biến hóa các loại thức ăn thân thuộc trở thành   tai game dien thoai   các tác phẩm nghệ thuật. Mỗi tác phẩm nhỏ bé nhưng lại mang một thông điệp lớn lao của người nghệ sỹ về cuộc sống đang hiển hiện trước mắt họ. Để rồi thông qua đó, những lời nhắn nhủ được gửi đi dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy vào sự cảm nhận của mỗi người.

  

  

  

  

  

  

 Bộ sưu tập “Mr. Pea and Friends” (tạm dịch là Hạt đậu nhỏ và những người bạn) của nghệ sỹ Sadi Tekin (Thổ Nhĩ Kỳ). Sadi lấy bối cảnh từ thành phố New York đông đúc nhưng đâu đó là những góc khuất với những con người khao khát được trốn khỏi sự ồn ào và xô bồ của cuộc sống. 

  

  

  

  

 Luciana   phim vo thuat   Rondolini người Argentina lại có một series tác phẩm khá nhân văn. Cô đã sử dụng những trái táo, lê, chuối đã bị thối rữa và gắn lên chúng các loại đá quý. Đó chính là suy nghĩ của cô về một phần của cuộc sống khi luôn tồn tại những thứ có vỏ bọc hào nhoáng bên ngoài mà bên trong đã mục nát vì những căn bệnh xã hội. 

  

  

 Vừa kết thúc ngày 9/2 vừa qua, không gian nhỏ nhắn tại Studio R  ygalik (Ba Lan) là điểm đến của những ai yêu thích sự sáng tạo và yêu nghệ thuật. Họ đến đây, ngồi uống nước trên những chiếc bàn làm từ bánh mỳ Pháp và “đàm đạo” về vấn đề rác thải thực phẩm. 


phim thai cuc quyen 2

đổng tước đài

huyet trich tu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét