Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Còn mãi lời ca, tiếng hát Trường Sơn

 QĐND - Trong buổi họp mặt của Hội Cựu chiến binh (CCB) quận Tân Bình đầu Xuân Quý Tỵ, tình cờ tôi gặp ba thành viên trong đội văn nghệ Hội CCB Trường Sơn TP Hồ Chí Minh đều cùng một gia đình. Đó là Trung tá CCB Bùi Đình Bảng, Trung úy CCB Ninh Thị Xuân và con gái Bùi Thị Mây. Trong câu chuyện của mình, nhạc sĩ Bùi Đình Bảng không sao quên được những năm tháng ở Trường Sơn, nơi cái sống và cái chết cách nhau trong một sợi tóc, nhưng đó cũng là nơi anh thăng hoa với những tác phẩm ấn tượng của mình. 

Năm 1966, tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, thì tháng 2-1967 chàng trai quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định quyết định gác tiêu chuẩn được ra nước ngoài học tập chuyên sâu về âm nhạc để đến với Đội Văn công Quân khu 5, rồi chuyển về đội Văn công Trường Sơn. Từ chiến trường, anh đã bén duyên cùng nữ văn công Ninh Thị Xuân.

Ngày ấy vào tháng 6-1972, trong lần phối hợp biểu diễn giữa Văn công Trường Sơn và Văn công Quân khu 5 tại Cam Ranh (Khánh Hòa), khi gặp Xuân, anh Bảng đã bị hút hồn bởi bề ngoài dễ nhìn, giọng nói nhỏ nhẹ, hát hay. Thế là chẳng biết duyên cớ thế nào, mà từ sau buổi biểu diễn đó lòng anh cứ thổn thức mãi. Giữa chiến trường bom đạn ác liệt, nhiều khi bên cánh võng, anh lại mơ đến người nữ văn công Trường   tai game dien thoai   Sơn ấy. Chị Xuân cách đây 42 năm là một cô gái xinh đẹp, nhà ở phường Cửa Bắc, TP Nam Định. Trong khí thế thanh niên nô nức lên đường vào Nam chiến đấu, cô gái phường Cửa Bắc cũng quyết định viết đơn xung phong vào bộ đội. Vốn có năng khiếu văn nghệ, Ninh Thị Xuân được biên chế vào đội văn nghệ xung kích của Sư đoàn 471, Đoàn 559 Trường Sơn.

 Gia đình Trung tá CCB Bùi Đình Bảng sau giờ biểu diễn tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh  

Kể từ đó, hằng ngày sau giờ tập luyện, biểu diễn, anh Bảng thường dò hỏi Xuân qua các đồng đội, theo sát tin chiến trường. Nhớ quá, anh quyết định viết thư thăm Xuân. Nhận được thư anh, chị xúc động lắm bởi một nửa trái tim mình đã dành cho người nhạc sĩ. Chị Xuân kể: “Tối đến, bên cây đèn dầu le lói, tôi viết thư thăm anh, mà con chữ như cháy trên trang giấy”. Kết thúc chiến tranh, anh Bảng ở lại Trường Sơn, còn chị Xuân chuyển công tác về Hà Nội. Đầu năm 1977, chàng nhạc sĩ chiến trường được ra Bắc và cũng năm đó, anh chị chính thức nên duyên. Thấm thoát đã gần 36 năm,   phim vo thuat   cũng là thời gian anh chị phải vượt qua nhiều khó khăn thử thách, xây dựng hạnh phúc gia đình. Cô con gái lớn Bùi Thị Mây xinh đẹp, hát hay như mẹ cũng quyết định theo bố mẹ gia nhập đội văn công của Ban liên lạc Hội CCB Trường Sơn TP Hồ Chí Minh. Mây tâm sự: “Cháu tốt nghiệp lớp nhạc viện Hà Nội, có nhiều điều kiện công tác ở các đoàn nghệ thuật, nhưng vì từ nhỏ, được bố mẹ dạy hát, hình ảnh, bài hát về Trường Sơn đã thấm sâu vào ý nghĩ của cháu". Chị Xuân trải lòng: “Vợ chồng công tác xa nhau, năm 2005 nghỉ hưu mới được gần nhau thực sự. Trước đây anh công tác tại Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Nam Định, còn mình lại công tác tại Hà Nội. Năm 2010, gia đình vào hoạt động văn nghệ tại TP Hồ Chí Minh và được Ban liên lạc Hội CCB Trường Sơn thành phố mời thành lập Câu lạc bộ Trường Sơn. Anh làm đội trưởng, còn chị ca sĩ kiêm dẫn chương trình. Anh, chị vận động tập hợp các đồng đội cũ, hằng ngày say mê luyện tập. Thiếu nhạc cụ, trang phục, gia đình anh tự trích tiền hưu để mua sắm”. Anh Bảng nói vui: “Trong chiến đấu ác liệt văn nghệ còn phục vụ tốt, bây giờ thời bình càng có điều kiện. Mặc dù giọng hát không khỏe như trước, nhưng chất lính Trường Sơn thì vẫn tràn đầy, tiếp tục mang Trường Sơn đến với mọi miền”.

 Bài và ảnh: DUY HIỀN  


xem phim alice pho Cheongdamdong online

xem phim huyet trich tu

vòng quay hạnh phúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét