Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Hà Thị Cầu - Chút hồn Việt còn lại nay đã tắt

 Báu vật cuối cùng trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt – nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu đã lìa cõi, tại Ninh Bình. 

Bà Hà Thị Cầu, tên thật Hà Thị Năm sinh tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong một gia đình 3 đời hát xẩm. Từ 8 tuổi, cô bé Năm đã bê thau đồng lê la khắp chốn chợ quê hành nghề hát xẩm kiếm sống. Định cư tại Yên Mô, Ninh Bình, bà trở thành người vợ thứ 18 của ông trùm xẩm Nguyễn Văn Mậu (biệt danh Chánh Trương Mậu).

Xẩm là loại hình dân ca có từ thờ nhà Trần, dã sử tương truyền đó là tiếng hát than vận tranh giành vương quyền bất thành của Trần Quốc Đĩnh (con vua Trần Thánh Tông). Thái tử Đĩnh bị chọc mù mắt, vứt trong rừng sâu, nhờ tiếng đàn (do Bụt – một biểu tượng Phật giáo nguyên thủy truyền dạy) mà cứu được mạng sống và tìm được đường trở về chốn cung đình.

Với các vần thơ lục bát   tai game dien thoai   thêm tiếng láy tiếng đệm, khúc Xẩm không chỉ là tiếng than thân trách phận mà còn là tiếng hát giữ lại những gương anh hùng trong sử sách, châm biếm thói hư tật xấu của người đời, của quan tham.

 Tham giàu lấy chú biện tuần 

 Tuy rằng bóng bẩy nợ nần chan chan 

 Thà rằng lấy chú xẩm xoan 

 Công nợ không có hát tràn cung mây. 

 Tối trời bắt xẩm trông sao 

 Xẩm thề có thấy ông nào, xẩm đui. 

Hà Thị Cầu đã vương vào nghiệp cầm ca, mà là thứ ca của tầng đáy xã hội kiếm chút tiền dư nơi bến đò, cuối chợ, trên xe hỏa… Kháng chiến chống Pháp, khúc ca Xẩm trở thành công cụ tuyên truyền vận động nhân dân bám đất chống giặc ngoại xâm. Năm 1977, Hà Thị Cầu với bài Theo Đảng trọn đời do bà sáng tác đã giành được nhiều giải thưởng văn nghệ quần   phim vo thuat   chúng. Tiếc rằng, khi phường nhạc Xẩm mai một, không ai nối tiếp cái nghiệp xướng ca bị cả xã hội mặc định là chỉ dành cho người cùng đường, mạt vận mới theo.

Trời thương phận mỏng, Hà Thị Cầu như con chim đơn côi kêu Cuốc Cuốc không biết mệt mỏi gần một thế kỷ, kêu đến khi kiệt cùng trong xương tủy, khi không cất lên được tiếng nữa thì lại trở về với dúi cây bụi đất chốn làng quê.

Năm 2011, khi Xẩm vẫn trong diện đề cử là di sản văn hóa vật thể của UNESCO thì Hà Thị Cầu đã yếu lắm. Cụ Cầu nghèo khổ, chứng kiến đất nước đi qua bao thăng trầm lịch sử, nhưng cuộc đời vẫn như đường chỉ thẳng đến nút cuối vẫn là nghèo khổ. 12 giờ rưỡi trưa nay (3/1), anh Nơi, con rể cụ báo tin cho báo chí, cụ đã lìa trần.

Thế là một kiếp cơ cực đã buông. Cụ Cầu dặn, nếu một ngày nằm xuống, thì treo 2 cây đàn nhị trên bàn thờ. Báu vật nhân gian đã nhả hết tơ. Ai còn chút tình với Xẩm, đến chia tay Hà Thị Cầu vào ngày mai. Cụ sẽ nghỉ tại nghĩa trang Đầm Thuần (xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình).


phim thai cuc quyen 2012

chan troi mo uoc

alice pho Cheongdamdong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét