Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Nhớ nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu

 QĐND Online - Nghe tin nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu đã qua đời, tôi không khỏi giật mình. Cách đâu không lâu, vào khoảng giữa năm 2011, tôi từng có cơ hội được trực tiếp gặp gỡ bà tại nhà riêng, nghe bà hát xẩm và trò chuyện cùng bà. Lúc đó, dù đã tuổi cao sức yếu nhưng bà hát xẩm vẫn rất hay, rất “nghề”. 

 QĐND Online - Nghe tin nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu đã qua đời, tôi không khỏi giật mình. Cách đâu không lâu, vào khoảng giữa năm 2011, tôi từng có cơ hội được trực tiếp gặp gỡ bà tại nhà riêng, nghe bà hát xẩm và trò chuyện cùng bà. Lúc đó, dù đã tuổi cao sức yếu nhưng bà hát xẩm vẫn rất hay, rất “nghề”.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu tên thật là Hà Thị Năm, Cầu là cách gọi theo tên con trai cả của bà, theo cách mà ở vùng Yên Mô, Ninh Bình thường gọi. Bà sinh tại huyện Ý Yên, tỉnhNam Định trong một gia đình 3 đời hát xẩm. Cha mất sớm, bà cùng mẹ về sinh sống tại thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Sống trong căn nhà tuềnh toàng, nếu không được giới thiệu thì ít ai biết rằng đây lại là nhà của một nghệ nhân. Có lẽ, thứ quý giá nhất của bà Hà Thị Cầu chính là giọng hát.

Trong lần cuối tới thăm bà, tôi vẫn được nghe bà tự đàn và hát một cách nhuần nhuyễn. Dù mắt đã mờ, tay đã run nhưng cái hồn của loại hình nghệ thuật hát xẩm vẫn không bao giờ rời tay đàn, lời ca của người đàn bà đã ở vào độ tuổi xưa nay hiếm này.

 Nghệ   tai game dien thoai   nhân hát xẩm Hà Thị Cầu. 

Có thể nói, hát xẩm đã trở thành một thứ gì đó rất tự nhiên, như máu chảy trong cơ thể của bà, là số mệnh cả đời bà. Từ nhỏ, bà đã lưu lạc đó đây cùng gia đình đi hát.

Bà bảo, kiếp hát xẩm vận vào đời bà từ khi bà mới chỉ là một cô bé, được bà nội vốn nức tiếng về tài ca xẩm ở đất Ý Yên truyền nghề. Ngày ấy, xẩm rất thịnh hành và có mặt trong hầu hết các sinh hoạt cộng đồng. Vì vậy, dẫu đói kém nhưng những người theo nghề xẩm cũng có được cái ăn. Mười tuổi, bà đã biết đủ ngón nghề của một ca xẩm. Sau này, khi lấy ông trùm xẩm mù Nguyễn Văn Mậu ở đất Yên Mô, bà lại theo chồng đi hát rong khắp đất nước.

Tự nhận mình là “người hát xẩm giời đày”, khi kể về cuộc đời truân chuyên của mình với tôi, bà Cầu vẫn thêm vào những câu đùa hóm hỉnh. Một lúc nói, một lúc bà Cầu lại hát đôi ba câu rất vần điệu, rất phù hợp với hoàn cảnh mà ý tứ sâu xa. Lời ca, câu hát xẩm dường như đã thay bà nói lên biết bao suy nghĩ, nỗi lòng. “ Bao nă  m d  ạ  t n  ướ  c cánh bèo/   Đ  ã   t  ừ  ng l  ư  u l  ạ  c nhi  ề  u   đ  i  ề  u gian truân/ Gi  ờ  i cao có th  ấ  u tình ch  ă  ng/   Đờ  i ng  ườ  i m  ấy lúc gian truân mà già/   Cam   lòng v  ấ  t v  ả   xa g  ầ  n/ Ai vò mà r  ố  i, ai d  ầ  n mà   đ  au ?”...

 Nghệ   phim vo thuat   nhân hát xẩm Hà Thị Cầu biểu diễn giữa vòng vây của những người yêu hát xẩm. 

Dù vì hát xẩm mà cả đời truân chuyên là thế nhưng bảo bỏ hát xẩm, bà Cầu nhất định không làm. Bà chỉ muốn mình có được sức khỏe tốt để ngày ngày có thể hát xẩm. Luôn lo sợ mình không còn sức để hát khi sức khỏe ngày càng yếu, bà nức nở: “Bu chỉ sợ các con, các cháu về bu không hát được cho các con các cháu nghe”.

Tuy không hề biết đến mặt chữ, nhưng cách đây hơn nửa thế kỷ, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã sáng tác ra bài Xẩm “Theo Đảng trọn đời”, được bà biểu diễn ở rất nhiều nơi. Lời ca như chính tấm lòng son sắt của bà: “Vữ  ng tâm theo   Đả  ng nghe con/   Đạ  p b  ằ  ng sóng gió s  ắ  t son l  ờ  i th  ề  ” . Cũng từ đó, bà đã sáng tác rất nhiều bài xẩm khác nữa. Là người thông minh, giỏi làm thơ và sáng tác các bài hát xẩm nên hầu hết các bài hát xẩm do bà biểu diễn đều do bà tự đặt lời và truyền dạy cho con cháu.

Trọn đời theo xẩm dù phải chịu nhiều khó khăn, vất vả, bà Hà Thị Cầu có lẽ là tấm gương sáng về người nghệ sĩ suốt đời gắn bó với nghề, hy sinh vì nghề. Tiếc rằng tấm gương sáng ấy đã vĩnh viễn ra đi về cõi vĩnh hằng để lại nuối tiếc cho những người yêu giọng hát xẩm của bà, yêu bà - “người hát xẩm giời đày”.

Bài, ảnh: MINH NGỌC 


xem phim họa bì 2

phim alice pho Cheongdamdong

xem phim thai cuc quyen 2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét